Lịch sử Xây dựng và Phát triển

LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Công ty cổ phần Cầu 3 Thăng Long – tiền thân là Công ty cầu 3 – thuộc Tổng đội công trình, (Tổng cục đường sắt Việt nam).

 Được thành lập ngày 15/10/1969

1. Trụ sở chính :

– Địa chỉ: Thôn Cổ Điển- Xã Hải Bối – Huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội.

– Điện thoại : 04.3881.0143 – 04.3881.0872.

– Fax : 04.3881.0401.

– Email: vanthucau3@gmail.com

2. Văn phòng đại diện Miền nam :

– Địa chỉ: Số 286/5 đường Nguyễn Oanh – Phường 17 – Q.Gò Vấp – TP. HCM.

– Điện thoại : 08.39890519         Fax : 08.39890519

         Lịch sử 48 năm xây dựng và phát triển của Công ty được ghi đậm dấu ấn với nhiều công trình cầu lớn và đặc biệt lớn trên mọi miền của đất nước, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử.

I – THỜI KỲ TỪ NĂM 1969 – 1973

Là thời kỳ trực thuộc Tổng đội công trình, thuộc Tổng cục đường sắt Việt nam. Trong suốt thời kỳ này Công ty Cầu 3 được giao nhiệm vụ đảm bảo giao thông trên tuyến đường sắt phía nam từ Phủ Lý đến Hoàng Mai. Đây là đoạn tuyến mà đế quốc Mỹ đã tập trung đánh phá ác liệt, đặc biệt là các vị trí trọng điểm như: cầu Hàm Rồng, Đò Lèn, Phủ Lý, Ninh Bình …Hàng 1.000 CBCNV đã ngày đêm anh dũng, bám trụ kiên cường nhanh chóng cứu chữa, khôi phục từng đoạn tuyến, từng chiếc cầu bị bom Mỹ phá hoại.

  – Công trình tiêu biểu:

     + Cầu Hàm Rồng là cây cầu lớn, đây là vị trí mà đế quốc Mỹ đã tập trung đánh phá ác liệt nên đã sập cầu. Thực hiện thi công khôi phục cầu Hàm Rồng có nhiều khó khăn phức tạp vì trước hết phải tháo dỡ trên một ngàn tấn dầm thép cũ bị phá hỏng đang nằm án ngữ trên sông (ảnh kèm). Cấu kiện dầm cũ nặng 1200 T được cắt phá bởi 1 tấn thuốc nổ, sửa chữa trụ từ giữa đỉnh bệ trở lên, làm lại 2 mố với khối lượng trên 3.000 m3 beton, và lắp ráp dầm thép dài 160m, cao 11 m ở bờ Nam để kéo dọc ra trụ. Qua 69 ngày đêm (Từ 10/3-19/5/1973) được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, của Bộ Giao thông Vận tải, trực tiếp là đồng chí Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ (ảnh) đã nhiều lần đến kiểm tra và động viên CBCNV đang làm việc tại công trường.

Ngày 19/5/1973 đồng chí Phan Trọng Tuệ – Phó Thủ Tướng Chính phủ, thay mặt Đảng và Nhà nước đến dự và cắt băng khánh thành cầu Hàm Rồng( ảnh).

Công ty trải qua hơn 4 năm của thời kỳ đầu (1969 ¸ 1973) với những thành tích suất sắc trong sản xuất và chiến đấu, Công ty cầu 3 rất vinh dự được tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3 năm 1973 và nhiều phần thưởng cao quý khác về cá nhân, năm 1972 đồng chí Trần Mãn được Nhà nước tuyên dương là Anh hùng lao động .

     *  LÃNH ĐẠO CÔNG TY CẦU 3 NĂM 1969  – 1973 :

– Bí thư Đảng uỷ Công ty:   Ông Nguyễn Văn Công

– Chủ nhiệm Công ty:          Ông Nguyễn Cát Bình

– Phó chủ nhiệm :                 Ông Nguyễn Văn Thử

                                                     Ông Trần Mãn (Anh hùng lao động)

 

II – THỜI KỲ TỪ NĂM 1974 – 1985

Là thời kỳ trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng cầu Thăng long và cấp trên là Bộ Giao thông Vận tải.

Đầu tháng 10 năm 1973, Tổng đội công trình và Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định điều động Công ty cầu 3 về xây dựng cầu Thăng long .

Công trình cầu Thăng Long có quy mô đặc biệt lớn, hiện đại, tổ chức sản xuất theo mô hình là xí nghiệp lớn (xí nghiệp liên hợp) sản xuất tập trung, công nghiệp, chuyên môn hoá cao, có nhiều xí nghiệp thành viên; Vì vậy Công ty Cầu 3 sau khi sắp xếp lại đổi tên là Xí nghiệp cầu 3 Thăng Long .

1. GIAI ĐOẠN 1974 – 1975 :

Xí nghiệp được giao nhiệm vụ là đơn vị chủ công xây dựng toàn bộ Nhà máy beton mộc nằm trên bờ Bắc Thăng Long thuộc địa bàn xã Kim Nỗ. Xí nghiệp cầu 3 chuyển sang thi công toàn bộ hệ thống cầu dẫn bờ Bắc Thăng Long.

Từ cuối tháng 12/1976 ông Nguyễn Văn Thử chuyển sang làm Giám đốc xí nghiệp cầu 11, ông Đặng Trần Hậu là người kế nhiệm làm Giám đốc xí nghiệp cầu 3 từ đầu năm 1977.

2. GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1976 – 1985 :

Là giai đoạn tập trung cao độ để thi công toàn bộ hệ thống cầu dẫn Bắc Thăng Long bao gồm cầu dẫn đường sắt, đường ô tô và đường thô sơ. Xí nghiệp cầu 3 TL là đơn vị chủ công thi công toàn bộ các trụ, mố và lắp toàn bộ dầm cầu dẫn Bắc Thăng Long.

– Thông xe kỹ thuật đường ô tô ngày 08/5/1985 vượt tiến độ trước 8 tháng .

Với những thành tích suất sắc đã đạt được trong lao động sản xuất, xí nghiệp cầu 3 đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao qúy :

– Tuyên dương là đơn vị Anh hùng lao động năm 1985 .

– Tuyên dương đồng chí Phạm Lục Tốn (công nhân kích kéo bậc 6/7) là Anh hùng lao động năm 1985 .

– 2 Huân chương lao động hạng nhất (năm 1985, 1990) .

– 1 Huân chương lao động hạng nhì (1985) .

– 7 Huân chương lao động hạng 3 .

      * LÃNH ĐẠO XÍ NGHIỆP CẦU 3 THỜI KỲ 1974 – 1985

  1. Bí thư Đảng uỷ :

– Ông Nguyễn Văn Nam

: (1974 – 1976)

– Ông Đỗ Ngọc Thuận

: (1976 – 1982)

– Ông Trương Văn Thuần

: (1982 – 1989)

         2. Chủ nhiệm Công ty :

– Ông Nguyễn Văn Thử

: (1974 – 1976)

– Ông Đặng Trần Hậu

: (1977 – 1980)

– Ông Lê Quang Vỵ

: (1981 – 1984)

– Ông Phạm Viết Chính

: (1984 – 1986)

 

III – THỜI KỲ TỪ NĂM 1986 – 2005

Đây là thời kỳ sau công trình cầu Thăng Long hoàn thành, mô hình sản xuất tập trung, công nghiệp tại một xí nghiệp lớn- xí nghiệp liên hợp đã không còn phù hợp, bắt đầu có sự phân tán, xé lẻ. Đây cũng là thời kỳ đất nước trải qua 20 năm đổi mới, xí nghiệp cầu 3 và sau này là Công ty Cầu 3 Thăng Long đã có sự phát triển toàn diện cả về lượng và chất. Ở thời kỳ này có thể chia làm 3 giai đoạn như sau:

  1. GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1986 – 1993 :

 Ngay sau khi cầu Thăng long hoàn thành toàn liên hiệp gặp nhiều khó khăn về việc làm thiếu rất trầm trọng, tuy nhiên Xí nghiệp có vinh dự lớn được giao nhiệm vụ thi công các công trình lớn. Qua các công trình này đội ngũ cán bộ kỹ thuật và thợ cầu của xí nghiệp đã có nhiều tiến bộ nổi bật với công nghệ mới được áp dụng thành công ở Việt nam .

– Thi công móng cọc trụ cầu trên hệ nổi có chiều sâu nước trên 10 m, biên độ thuỷ triều  trên 4 m tại cầu Bến Thuỷ, cảng Cát Lái …

– Lần đầu tiên áp dụng thành công phương pháp bịt đáy bằng phương pháp vữa dâng có độ nước sâu trên 10m tại cầu Bến Thuỷ,

– Lần đầu tiên thi công hoàn chỉnh đúc dầm BTCT dự ứng lực bằng phương pháp đúc hẫng có khẩu độ L³ 60m tại cầu Bình .

– Công trình tiêu biểu: cầu Bến Thuỷ, cầu Yên Bái, Cảng Cát Lái, cầu Bình  (ảnh cầu bến Thủy)…

Lãnh đạo Xí nghiệp cầu 3 do đồng chí Phạm Viết Chính làm Giám đốc

Phó giám đốc Lại Văn Sửu, Nguyễn Khắc Cần, Nguyễn Văn Lương, Nguyễn Tiến Môn, Hoàng Ngọc Bích.

2. GIAI ĐOẠN TỪ 1993 – 1998

Ngày 27/3/1993 đã có quyết định thành lập chuyển từ xí nghiệp cầu 3 trước đây thành Công ty Cầu 3 Thăng Long trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Thăng Long, với số lượng gần 700 CBCNV.

Công trình tiêu biểu công đặc biệt lớn cầu Sông Gianh( ảnh), lần đầu tiên có công nghệ tiên tiến hiện đại, đúc hẫng dầm hộp có khẩu độ lớn 120 m, cầu Đoan Vỹ, Quang Trung …

Lãnh đạo công ty Giám đốc là đồng chí Phạm Viết Chính.

Phó giám đốc là: Đinh Văn Thụy, Nguyễn Văn Lương, Bùi Văn Rạng, Phạm Ngọc Toàn.

Với những thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, Công ty Cầu 3 được Nhà nước tặng thưởng 1 Huân chương Độc lập hạng 3 năm 1998, 2 cờ thưởng thi đua luân lưu của Chính phủ .

3. GIAI ĐOẠN 1998 – 2005

Công ty đã đầu tư, trang bị nhiều vật tư, thiết bị mới, như dây chuyền cọc khoan nhồi hiện đại, khoan trên địa hình địa chất, thuỷ văn phức tạp có đường kính từ 1 ¸ 2m; Đúc và lao lắp dầm BTCT dự ứng lực có khẩu độ từ 33 ¸ 38m đúc hẫng dầm hộp có khẩu độ trên 120m .

Công trình tiêu biểu như: cầu Hoàng Long( ảnh), Tuyên Nhơn (Long An), cầu Kiền Hải Phòng)(ảnh), cầu Mường La;  9 cầu Đắc Rông Tà Rụt, cầu Sê Păng Hiêng, cầu Chà Lỳ (đường Hồ Chí Minh)…

– Ông Bùi Văn Rạng làm Giám đốc Công ty Cầu 3 Thăng long từ ngày 01/8/1998.

– Phó giám đốc là Nguyễn Văn Lương, Phạm Ngọc Toàn, Lương Văn Quế, Ngô Thế Nghĩa, Bùi Quốc Trung, Khương Thế Duy.

 

IV – THỜI KỲ TỪ NĂM 2006 – 2018

           Ngày 27/12/2005 Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải đã ký quyết định số 4988/QĐ-BGTVT phê duyệt phương án và chuyển Công ty cầu 3 Thăng long, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty xây dựng Thăng long thành Công ty cổ phần Cầu 3 Thăng Long.

 Công ty cầu 3 Thăng Long đã Đại hội cổ đông lần thứ nhất ngày 25/3/2006,bầu ra HĐQT gồm 05 người do ông Phạm Viết Chính làm chủ tịch; Ông Bùi Văn Rạng làm Giám đốc điều hành.

           Công ty tiến hành tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch, tài chính, quản lý vốn, công tác khoa học công nghệ, tăng cường liên danh, liên kết mở rộng thị trường để công ty hoạt động ngày càng  hiệu quả.                                                                                                                     Từ tháng 8/2018 Tổng công ty Thăng Long – CTCP thoái toàn bộ 51% vốn điều lệ tại Công ty CP cầu 3 Thăng Long, chuyển nhượng lại cho ông Lê Hồng Chiến. Do đó từ tháng 8/2018 Công ty CP cầu 3 Thăng Long trở thành Công ty cổ phần sở hữu tư nhân do ông Lê Hồng Chiến làm chủ tịch Hội đồng quản trị.

Các công trình tiêu biểu như:

1.Cầu có trụ cao, hệ khung T đúc hẫng lớn như:

    +  Cầu Pá Uôn: thuộc dự án thuỷ điện Sơn La, đây là công trình thi công trong điều kiện đặc biệt khó khăn, phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao, là cầu có trụ cao gần 100 m, cao nhất từ trước đến nay.

   + Cầu Kênh Vĩnh Tế (An Giang), Cầu Láng Chim (Trà Vinh) Cầu Phước Long 2 (Bạc Liêu), Cầu Sông Đuống (Bắc Ninh), Cầu Phù Đổng II (Gia Lâm – Hà Nội), Cầu vượt nút giao Cầu Giấy (Hà Nội); Cầu cảng Vũng áng – Hà Tĩnh; Cầu Pô Lếch, Cầu Huội Khuôm, Cầu Huội Co Bạ (Lai Châu), Cầu vượt đường Sắt Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc)…( ảnh)

  2. Cầu đường sắt khẩu độ nhịp lớn khó khăn và phức tạp: Cầu Truồi (Huế); Cầu Mỹ Trạch (Quảng Bình), Cầu Phú Hòa (Quảng Bình). Cầu vượt nút giao Chùa Bộc – Thái Hà… ảnh)

* LÃNH ĐẠO CÔNG TY CẦU 3 THĂNG LONG THỜI KỲ TỪ 1986 – 2005

1. Bí thư đảng uỷ Công ty :

– Ông Trương Văn Thuần

1982 – 1989

– Ông Lại Văn Sửu

1989 – 1996

– Ông Phạm Viết Chính

1996 – 1998

– Ông Bùi Văn Rạng

1998 – 2005

          2. Giám đốc Công ty :

– Ông Phạm Viết Chính

 1985 – 1998

– Ông Bùi Văn Rạng

 1998 – 2008

 

LÃNH ĐẠO CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 3 THĂNG LONG TỪ 2006 – ĐẾN NAY

1. Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty:

– Ông Phạm Viết Chính

2006 – 2008

– Ông Bùi Văn Rạng

2008 – 2011

– Ông Khương Thế Duy

2011 – 2013

– Ông Nguyễn Mạnh Chung

– Ông Nguyễn Văn Tài

2013 – 2014

2014 – 2015

– Ông Nguyễn Viết Tân

2015 –  05/2017

– Ông Nguyễn Hải Vinh

06/2017 – 08/2018

– Ông Lê Hồng Chiến

08/2018-03/2020

– Ông Mạc Đình Hưng

03/2020 đến nay

2. Tổng giám đốc Công ty

– Ông Bùi Văn Rạng

2006 – 2008 

– Ông Khương Thế Duy

2008 – 2011

– Ông Nguyễn Văn Tài

2011 – 2014

-Ông Nguyễn Tiến Thăng

10/2014-02/2020

-Ông Mạc Đình Hưng

02/2020- đến nay

3. Phó Tổng giám đốc Công ty

– Ông Khương Thế Duy :        2001 – 2007 

 

– Ông Phạm Ngọc Toàn:        1995 – 2010 

 

– Ông Bùi Quốc Trung  :         1998 – 08/2018

– Ông Vũ Đức Quyết    :           2007 – 01/2020 

– Ông Nguyễn Văn Tài  :          2009 – 2011

– Ông Chu Xuân Lai    :            2008 – 2014 

– Ông Nguyễn Tiến Thăng :  03/2014 -10/2014 

 

– Ông Đỗ Nam    :          10/ 2014 – Đến nay

 

– Ông Mạc Đình Hưng: 10/2019 – 02/2020   

 

– Ông Đặng Văn Hoan: 10/2019 đến nay      

 

– Ông Nguyễn Thế Đức: 02/2020 đến nay 

 

   Đây là bản tóm tắt sơ lược lịch sử Công ty Cổ phần Cầu 3 Thăng Long, Công ty sẽ viết tiếp  lịch sử xây dựng và phát triển bền vững .

Trân trọng cảm ơn!

                                            CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 3 THĂNG LONG